Kiến thức sức khỏe

Tổng hợp các bài tập phục hồi chức năng tứ chi hiệu quả nhất

Phục hồi chức năng tứ chi

Bệnh nhân bị liệt được chăm sóc tại nhà, bệnh nhân không có thời gian đến bệnh viện, bệnh nhân không tới các trung tâm vật lý trị liệu,… vẫn có thể luyện tập và cải thiện tình trạng bệnh thông qua việc sử dụng các bài tập phục hồi chức năng tứ chi.

 

Mục đích tập luyện phục hồi chức năng tứ chi

Tập luyện phục hồi chức năng tứ chi nhằm có mục đích:

 

Cải thiện chức năng vận động

Cải thiện chức năng vận động là một trong những mục tiêu chính trong quá trình tập luyện phục hồi chức năng tứ chi. Thông qua các bài tập này, người bị chấn thương có thể cải thiện khả năng đi bộ và vận động cơ bản.

 

Hạn chế thoái hóa

Đi bộ, cử động khớp chân, khớp tay, tham gia các hoạt động thể chất nhẹ nhàng… đem lại hiệu quả rất tốt đối với tinh thần và sức khỏe của bệnh nhân. Ngược lại nếu không hoạt động, hệ thống xương khớp của bệnh nhân sẽ bị thoái hóa khiến người bệnh mất dần cảm giác.

Do đó, các bác sĩ và chuyên viên y tế luôn khuyên người nhà bệnh nhân cần giúp người bệnh luyện tập. Việc luyện tập sẽ giúp hạn chế vấn đề thoái hóa xuất hiện, ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh.

 

Tăng sức bền cơ bắp và sức mạnh của tứ chi

Tập luyện phục hồi chức năng tứ chi sẽ làm tăng sức bền và sức mạnh của tứ chi. Tác dụng tích cực của những bài tập này là hỗ trợ bệnh nhân nhanh hồi phục. Người bệnh có thể dễ dàng thực hiện một số hoạt động thể chất bình thường.

 

Hỗ trợ việc hòa nhập vào cuộc sống mới

Quá trình điều trị phục hồi chức năng tứ chi sẽ hỗ trợ việc hòa nhập vào cuộc sống mới của người bệnh. Điều này còn góp phần động viên tinh thần, tăng động lực sống và đem lại cảm xúc tích cực cho người bệnh.

 

Những mục đích khác

– Cải thiện vấn đề về tinh thần

– Cải thiện vấn đề về sức khỏe

– Cải thiện vấn đề về thể chất

– Tăng độ dẻo dai

– Giúp bệnh nhân lấy lại sự được sự độc lập

– Giúp người bệnh dễ dàng hoạt động tứ chi

– Giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn

 

Nguyên tắc tập luyện phục hồi chức năng tứ chi

Những nguyên tắc khi luyện tập phục hồi chức năng tứ chi bao gồm:

Luyện tập kiên trì

Bệnh nhân luyện tập phục hồi chức năng tứ chi cần kiên trì dành thời gian tập luyện. Việc tập luyện trong thời gian dài sẽ giúp người bệnh đạt được kết quả phục hồi như mong muốn. Khi thể trạng đã bước vào giai đoạn ổn định, người bệnh vẫn cần luyện tập đều đặn.

 

Động viên tinh thần người bệnh

Quá trình luyện tập phục hồi cần được duy trì lâu dài. Nguyên nhân bởi các di chứng vẫn luôn liên tục phát triển. Người nhà bệnh nhân cần động viên tinh thần để người bệnh không chán nản, bỏ cuộc.

 

Luyện tập kết hợp sinh hoạt

Để đạt kết quả tốt, người bệnh cần vận động toàn diện. Nên tập từng khớp xương của tứ chi, kết hợp các động tác nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, nên để người bệnh tự mặc quần áo, đi vệ sinh, cầm nắm vật dụng nhẹ. Luyện tập như vậy sẽ tăng hiệu quả phục hồi nhanh chóng.

 

Luyện tập cường độ vừa phải

Cần hướng dẫn người bệnh luyện tập đúng cách với cường độ vừa phải. Tránh để người bệnh bị quá sức, gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Tốt nhất nên luyện tập dần dần, không nóng vội.

 

Kết hợp luyện tập với xoa bóp

Việt kết hợp luyện tập với phương pháp xoa bóp sẽ giúp vòng tuần hoàn máu được cải thiện. Điều này tốt hệ thống xương khớp. Đây là giải pháp hỗ trợ hữu hiệu trong quá trình phục hồi tứ chi.

Vừa vận động vừa xoa bóp sẽ giúp các chi bị tê liệt hạn chế co quắp. Việc này còn làm tăng sức cho cơ bắp, nhanh chóng mang lại hiệu quả cử động bình thường cho người bệnh.

Ngoài ra người nhà bệnh nhân có thể hỗ trợ bênh nhân chườm nóng hoặc chườm lạnh để bệnh nhân cảm thấy thoải mái.

 

Chú ý chăm sóc bệnh nhân

Trong quá trình tập luyện, bệnh nhân cần có người giúp đỡ, chăm sóc từ người thân. Điều này sẽ hạn chế vấp ngã, chán nản. Đồng thời khích lệ, động viên tinh thần bệnh nhân. Từ đó góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng đạt hiệu quả như mong muốn.

 

Lưu ý khi thực hiện bài tập phục hồi chức năng tứ chi

Trong quá trình luyện tập phục hồi chức năng tứ chi, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề như:

Hiểu rõ mục đích luyện tập

Mỗi động tác, bài luyện tập được sử dụng cho bênh nhân cần được hiểu rõ về mục đích, công dụng. Bệnh nhân phải luyện tập chính xác, có người hỗ trợ, không để tự ý tập một mình.

 

Tập trung khi tập

Người bệnh cần tập trung khi tập các động tác khó. Không nên lơ là, thiếu quan sát vì có thể dẫn đến việc tập sai. Việc tập sai trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương khớp. Mới đầu tập, người bệnh nên nhờ cậy đến sự hỗ trợ từ bên ngoài.

 

Tập luyện đúng khả năng

Người bệnh không cần áp dụng hết các bài tập một cách cứng nhắc, máy móc. Nên tập đúng khả năng. Nên tập linh động dựa vào thực tế sức khỏe. Tránh tập quá sức vì có thể gây tác động xấu đến tình trạng bệnh.

 

Duy trì đều đặn

Mỗi động tác cần được bệnh nhân kiên trì luyện tập. Nên lặp đi lặp lại đều đặn để đem lại hiệu kết phục hồi như mong muốn. Nên có bạn đồng hành để tạo tinh thần, cho bệnh nhân. Bạn đồng hành sẽ giúp bệnh nhân tập đúng cách, không bỏ dở giữa chừng .

 

Biến đổi linh động

Bệnh nhân có thể thay đổi động tác luyện tập dựa theo sự hướng dẫn của chuyên gia. Việc thay đổi động tác cần phù hợp với tình trạng bệnh, tránh sao lệch, gây biến chứng.

 

Cung cấp đủ dinh dưỡng

Luyện tập phục hồi chức năng của tứ chi luôn làm tiêu hao năng lượng và khiến người bệnh bị mệt. Vì vậy, người nhà bệnh nhân cần cải thiện vấn đề này bằng cách cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của người bệnh.

 

Các bài tập phục hồi chức năng tứ chi

Các bài tập phục hồi chức năng tứ chi khá đơn giản. Người tập có thể tự thực hiện. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng các vật dụng có sẵn như giường đa năng, gậy, ghế tựa… để tập.

Các bài tập phục hồi chức năng tứ chi dành cho người bệnh thường bao gồm các động tác nhẹ nhàng và dễ tập, điển hình như:

Phục hồi khớp vai

– Đan 2 bàn tay lại

– Đưa lòng bàn tay lên trên đầu rồi đưa tay lên trên

– Giữ tư thế trong 10 giây

– Thả lỏng và thực hiện lặp lại

Phục hồi cánh tay

– Nâng cánh tay ngang với mặt đất

– Kéo căng dần sang ngang

– Giữ trong 10 giây

– Thả lỏng cánh tay

– Thực hiện với tay còn lại

Phục hồi đầu gối

– Bệnh nhân nằm trên giường đa năng

– Kéo đầu gối một chân co lại

– Lấy tay ôm chân và giữ từ 20-30 giây rồi thả lỏng

– Làm tương tự với chân còn lại

Phục hồi gân cơ ở cổ chân và cẳng chân

 

– Dùng 2 tay vịn thành ghế phía trước

– Chân trái duỗi thẳng, chân phải co lại

– Nhún người xuống giữ 10-20 giây rồi thả lỏng

– Làm tương tự với chân còn lại

 

Phục hồi cơ đùi sau

– Người bệnh ngồi xuống nệm và duỗi thẳng 2 chân

– Gập một chân lên nhẹ nhàng, chân kia vẫn duỗi thẳng

– Giữ trong vòng 30 giây rồi từ từ thả lỏng

– Đổi chân

 

Phục hồi cơ đùi trước

– Đứng thẳng người kế bên song song với ghế

– Lấy tay phải vịn ghế

– Dồn trọng lực vào chân trái và co chân phải lên

-Đếm giữ 30 giây rồi thả lỏng người

– Làm lại với chân còn lại

 

Phục hồi eo và hông

– Đứng phía trước ghế

– Tay khoanh lại trước ngực, lưng thẳng

– Giữ nguyên tư thế rồi từ từ ngồi xuống ghế

– Lập lại động tác 10 lần

– Nghỉ khoảng 30 giây

– Tập tiếp bài khác

 

Thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng tứ chi

Để quá trình phục hồi chức năng tứ chi diễn ra thuận lợi, người nhà bệnh nhân cần giúp bệnh nhân sử dụng thiết bị hỗ trợ phục hồi, cụ thể như:

Xe lăn

Các thiết bị như xe lăn sẽ hỗ trợ đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần được hỗ trợ học cách di chuyển an toàn trên xe lăn, từ xe lăn chuyển sang các vị trí khác nhau như giường, ghế,…

 

Tạ tay

Trong phần lớn các trường hợp, chấn thương ảnh hưởng đến chi dưới. Người bệnh nên tăng cường tập luyện các bài tập với tạ tay để nâng cao và cải thiện sức bền của tay. Các bài tập với tạ tay cũng giúp người bệnh dễ dàng sử dụng xe lăn, dây kéo, nạng gỗ…

 

Nạng gỗ

Khi chân có thể đứng, người bệnh cần sử dụng nạng gỗ để giữ thăng bằng và tập đi. Những hoạt động với nạng gỗ sẽ rèn luyện sức khả năng đi lại, gia tăng sức mạnh đáng kể cho cơ bắp và cải thiện tâm trạng, tinh thần của người bệnh.

 

Giường đa năng

Bên cạnh luyện tập thì việc nghỉ ngơi cũng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả cải thiện tứ chi. Trong đó, tư thế ngủ đúng sẽ giúp người bệnh không bị đau nhức, tê mỏi. Vì thế nên kết hợp sử dụng giường đa năng thay vì giường thông thường để người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất.

 

Lời kết

Tổng hợp các bài tập phục hồi chức năng tứ chi hiệu quả nhất trong bài viết trên mong rằng sẽ giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động và duy trì thể lực một cách hiệu quả. Ngoài ra, bên cạnh việc kết hợp tập luyện, người nhà bệnh nhân nên sử dụng thêm giường đa năng để cải thiện tình trạng bệnh.

Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về giường đa năng, hãy liên hệ đến số điện thoại 0838.260.188 hoặc truy cập website gheyte.com. Tại đây, đội ngũ chăm sóc khách hàng của gheyte.com sẽ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến sản phẩm tiện ích này.