Kiến thức sức khỏe

Thoát vị đĩa đệm và các phương pháp chữa trị

Thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm có trị khỏi được không? Đây là những câu hỏi đang được rất nhiều bệnh nhân quan tâm trong thời gian gần đây, hiểu rõ hơn bản chất của bệnh này giúp chúng ta có sự can thiệp kịp thời nhằm đẩy lùi căn bệnh khó chịu này

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Cột sống hay xương sống của chúng ta bao gồm 33 đốt sống, xương cùng, các đĩa điệm cột sống, các đĩa đệm này được cấu thành bằng chất thạch bao phủ bởi vòng bao xơ bên ngoài. Khi những bao xơ này thoái hóa theo thời gian, khối nhân nhầy bên trong sẽ thoát ra khỏi vị trí bình thường qua vết nứt của vòng sợi bao quanh, tạo nên tình trạng chèn ép ống sống và rễ thần kinh gây cho người bệnh cảm giác đau đớn và khó chịu.

Thoát vị đĩa đệm phát triển theo 4 giai đoạn sau:

  • Phình đĩa đệm
  • Lồi đĩa đệm
  • Thoát vị thực sự
  • Thoát vị có mảnh rời

Người bệnh nên theo dõi thăm khám định kì để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời để tránh bệnh có những biến chứng nguy hiểm.

Tình trạng cột sống bị thoát vị đĩa đệm
Tình trạng cột sống bị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xảy ra ở 2 vị trí:

  • Thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng: Khi khối nhân nhầy chèn ép các rễ thần kinh ở thắt lưng chạy dọc cơ thể, người bệnh sẽ có cảm giác đau buốt, tê ngứa và suy nhược cơ bắp, kéo dài từ thắt lưng xuống bàn chân.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cảm giác đau buốc từ cổ lan tới vai gáy, cánh tay, và thậm chí là cả vùng đỉnh đầu.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thoát vị đĩa đệm, trong đó có những nguyên nhân chính sau:

  1. Thoái hóa tự nhiên: Càng lớn tuổi, thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ càng giảm, đĩa đệm thường không còn mềm mại, và vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách dẫn đến tình trạng lớp nhân này thoát ra theo vị trí vết nứt, chèn ép rễ thần kinh.
  2. Hoạt động sai tư thế: Những thói quen sinh hoạt thường ngày như ngồi, nằm, bê vác không đúng cách dễ gây ra cong vẹo cột sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị trí của đĩa đệm, gây ức chế và phá vỡ cấu trúc bao xơ, tăng khả năng bị thoát vị đĩa đệm.
  3. Do chấn thương: Những tác động va đập khi làm việc hoặc tai nạn, chấn thương trong quá trình hoạt động, chơi thể thao khiến đĩa đệm bị tổn thương và gây ra thoát vị.
  4. Thừa cân, béo phì: khi trọng lượng cơ thể quá nặng khiến cột sống phải chịu một áp lực lớn cũng gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm.
  5. Di truyền: Người có cấu tạo cột sống yếu dễ di truyền sang con cái
  6. Làm việc quá sức: khuân vác các vật nặng không đúng tư thế rất dễ gây tác động đến cột sống, gây ra bệnh thoái hóa đĩa đệm.
  7. Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm khác: Tình trạng sử dụng các thực phẩm thức uống có cồn như rượu bia, thuốc lá hoàn toàn không tốt cho sức khỏe nói chung và cột sống nói riêng. Hay người bệnh thường bị stress, ăn uống không đủ chất cũng là nguyên nhân chính cho căn bệnh này

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH

Nếu bạn gặp phải một số triệu chứng sau đây, rất có thể bạn đã mắc phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm:

  • Đau tại vị trí thoát vị: Xuất hiện cơn đau cấp tính tại vị trí thoát vị đĩa đệm, cơn đau sẽ tăng dần khi người bệnh hoạt động nhiều vùng lưng hoặc vùng cổ.
  • Cơ cứng cột sống: Người bị thoát vị đĩa đệm sẽ hay bị cứng cạnh cột sống vào buổi sáng, mất đường cong sinh lý của cột sống, đặc biệt người bệnh sẽ rất khó cúi gập người.
  • Chèn ép rễ thần kinh: Đau dọc theo cột sống, tê bì cổ, thắt lưng rồi lan xuống vai gáy, chân.
  • Biểu hiện tổn thương rễ thần kinh: Khi bị tổn thương rễ thần kinh, người bệnh sẽ mất cảm giác về nhiệt độ, đồng thời cũng mất phản xạ dựng lông.
  • Đau nhói khi ngồi lâu: nếu bạn cảm thấy đau nhói ở phần thắt lưng hoặc cổ khi ngồi lâu cũng có thể là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm.

Bệnh nhân cần lưu ý đến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trên để phân biệt với các bệnh lý xương khớp khác.

HẬU QUẢ CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Căn bệnh thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thói quen sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân, gây ám ảnh cho người bệnh bằng những cơn đau nhói dai dẳng và khó chịu. Nếu không được can thiệp và điều trị sớm, bệnh có thể có những biến chứng sau:

  • Rối loạn cảm giác: tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương sẽ có những vùng da bị ảnh hưởng. Ngoài sự thay đổi về sắc tố da, bệnh nhân còn gần như mất hoàn toàn phản xạ dựng lông, phản xạ phân biệt nóng lạnh.
  • Rối loạn cơ thắt: triệu chứng ban đầu chỉ là bí tiểu, sau đó bệnh nhân không thể kiểm soát tình trạng tiểu tiện của mình, tiểu ra quần một cách không tự chủ và vào bất cứ lúc nào.
  • Teo chân tay: sau khi rễ thần kinh bị chèn ép, máu cùng chất dinh dưỡng không thể đi sâu vào nuôi dưỡng các cơ khiến chân hoặc tay sẽ bị teo dần. Hiện tượng này thường chỉ xảy ra một bên cơ thể.
  • Liệt hoàn toàn: đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh. Bệnh nhân mất hoàn toàn khả năng đi lại, mọi sinh hoạt ăn uống, tắm rửa di chuyển phụ thuộc hoàn toàn vào người thân.

BIẾN CHỨNG

  • Các cơn đau trở lên nghiêm trọng hơn khi người bệnh cảm thấy đau buốt, tê cứng thậm chí chúng có thể quá sức chịu đựng của người bệnh khiến người bệnh không thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày
  • Một số trường hợp bị hội chứng đuôi ngựa nói trên sẽ khiến người bệnh không thể làm chủ hành vi tiểu tiện của mình
  • Mất cảm giác khu vực hông, đùi trong và khu vực quanh trực tràng sẽ là vấn đề rất nguy hiểm đối với người bệnh

Khi người bệnh gặp phải các triệu chứng trên, cần đi khám ngay để có sự can thiệp kịp thời của y khoa nhằm giảm thiểu tối đa hậu quả do bệnh gây ra

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Với y khoa ngày nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi 100% căn bệnh thoát vị đĩa đệm này, các phương pháp tiên tiến như phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo hoặc cắt bỏ khối thoát vị cũng chỉ là giải pháp không triệt để. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân kiên trì theo đuổi lộ trình chữa trị đã được vạch ra, việc khôi phục 80-95% so với ban đầu là hoàn toàn có thể. Việc chữa trị thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Tình trạng thoát vị : Bệnh nhân phát hiện thoát vị đĩa đệm càng sớm thì khả năng hồi phục càng cao, nếu bệnh chuyển biến nặng thì thông thường sẽ được chỉ định phẫu thuật.
  • Sự kiên trì: quá trình điều trị căn bệnh này đòi hỏi phải tốn một khoảng thời gian khá dài, có thể lên đến nhiều tháng. Vì vậy, sự kiên trì của người bệnh là yếu tố quan trọng để chữa thành công căn bệnh này.
  • Phương pháp chữa trị: Tùy theo tình trạng bệnh mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Các phương pháp hiện tại: Đông Y, Tây Y, vật lý trị liệu, tập thể dục.

1) Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông Y:

Bài thuốc 1: Bài thuốc từ cây xương rồng

Các bạn sử dụng cây xương rồng ba chia hay cây xương rồng ông để chữa trị bệnh:

Nguyên liệu: 2-3 nhánh xương rồng, 1 nắm muối hạt

Cách thực hiện: Đem xương rồng rửa sạch, bỏ hết phần gai, đem xay dập rồi trộn với muối hạt. Rang hỗn hợp trên trên chảo nóng trong vòng một phút rồi lấy ra ngoài để nguội bớt. Xoa đều hỗn hợp trên vào vùng da thoát vị đĩa đệm. Bạn sẽ thấy có hiệu quả ngay sau vài tuần đầu sử dụng

Xương rồng ba chia
Xương rồng ba chia có tác dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Bài thuốc 2Bài thuốc từ lá lốt

Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, tính cay ấm, hơi the, có tác dụng giảm đau xương khớp, giảm đầy hơi, khó tiêu, chống khuẩn và kháng viêm. Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên sử dụng bài thuốc từ lá lốt để giúp giảm bệnh hiệu quả.

Nguyên liệu: 30gr lá lốt, 30gr cỏ xước, 30gr ngải cứu

Cách thực hiện: Rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô hỗn hợp nguyên liệu trên. Cho các vị dược liệu này vào nước đun thành nước uống thay nước lọc hàng ngày.

Lá lốt điều trị thoát vị đĩa đệm
Lá lốt điều trị thoát vị đĩa đệm

Bài thuốc 3: Bài thuốc từ cây cỏ xước

Cỏ xước hay còn gọi là ngưu tất nam có tính bình, vị cây ấm, có công dụng trong giảm đau gân cốt, lưu thông máu dễ dàng. Từ đó hỗ trợ giảm bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Nguyên liệu: 20gr mỗi loại cỏ xước, ý dĩ, thiên niên kiện, tô mộc, ngải cứu, lá lốt, cẩu tích, củ ráy và 16g đỗ trọng.

Cách thực hiện: Hỗn hợp này phơi khô và sắc với 6 bát nước, đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn khoảng 2 bát thì dừng lại, chia làm 2 lần uống trong ngày sau các bữa ăn.

Cỏ xước điều trị thoát vị đĩa đệm
Cỏ xước điều trị thoát vị đĩa đệm

Các phương pháp Đông Y khác:

Ngoài những bài thuốc nam kể trên, bệnh nhân cũng có thể thực hiện một số phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y khác như: Châm cứu, bấm huyệtxoa bóp, chườm nónglạnh, tắm bùn suối khoáng

Đây đều là những biện pháp hỗ trợ điều trị rất tốt, người bệnh có thể dễ dàng thực hiện giúp kéo giãn cột sống, giảm áp lực chèn ép lên các rễ thần kinh, giúp tinh thần thoái mái để hiệu quả chữa bệnh được tốt hơn.

Châm cứu bấm huyệt
Châm cứu bấm huyệt điều trị thoát vị đĩa đệm

2) Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Tây Y:

Thuốc Tây:

Thông thường, để giải quyết các cơn đau cấp tính bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định một số nhóm thuốc tây như sau:

Nhóm thuốc giảm đau: Một số thuốc giảm đau hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm thường dùng là Paracetamol, Acetaminophen,… có tác dụng ức chế đường dẫn truyền đau nhức đến não bộ, từ đó giúp giảm nhanh cơn đau

Thuốc kháng viêm không SteroidCác loại thuốc được sử dụng cơ bản là Aspirin, Diclofenac,… khi sử dụng cần chú ý với trường hợp có tiền sử bệnh lý gan, thận. trim mạch.

Nhóm thuốc giãn cơThường dùng như Myonal. Mydocalm,… kích thích thông kinh hoạt lạc, giải phóng chèn ép, vùng cơ giãn ra, vận động trở nên linh hoạt hơn.

Thuốc tiêm Corticoid: Khi thoát vị đĩa đệm chuyển sang giai đoạn nặng người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau dữ dội, chỉ dùng thuốc giảm đau liều nhẹ cũng không đỡ. Lúc này bạn sẽ được chỉ định tiêm Corticoid. Thuốc giảm đau liều mạnh này sẽ giúp đánh bật cơn đau nhanh chóng, nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và sử dụng.

Nhóm vitamin nhóm BPhổ biến như vitamin B1, B6, B12,…

Sử dụng thuốc tây điều trị thoát vị đĩa đệm
Sử dụng thuốc tây điều trị thoát vị đĩa đệm

Mổ thoát vị đĩa đệm

Thực tế, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân không nên thực hiện mổ vì trong quá trình phẫu thuật có thể xảy ra nhiều rủi ro đáng tiếc như nhiễm trùng vết mổ, chảy máu vết thương, tổn thương rễ dây thần kinh hoặc mô mềm bao quanh, tỷ lệ tái phát cao từ 5 – 10%,…

Vì thế tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên có nên mổ thoát vị đĩa đệm hay không. Hiện nay ngoài mổ hở thì kỹ thuật mổ nội soi, mổ vi phẫu cũng đang được áp dụng.

Mổ thoát vị đĩa đệm
Mổ thoát vị đĩa đệm

Các phương pháp Tây Y khác

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây để giải quyết các cơn đau cấp tính và được chỉ định phẫu thuật khi bắt buộc thì y học Tây y hiện đại đã phát triển nhiều phương pháp giúp hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm được hiệu quả hơn có thể kể đến gồm: Điều trị bằng tia laser, sóng cao tần, chữa bệnh bằng tế bào gốc, tiêm ngoài màng cứng…

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng chiếu laser
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng chiếu laser

3) Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu và các bài tập:

Bài tập cầu vồng:

Nằm ngửa trên sàn, hai tay xuôi thân, từ từ co hai chân lên sao cho vuông góc với mặt sàn. Từ từ hít vào và nâng mông lên tối đa, lấy bả vai, đầu và bàn chân làm trụ. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nín thở trong 5s rồi hạ xuống. Lặp lại động tác 5 lần.

Bài tập con thằn lằn:

Nằm sấp trên sàn, hai bàn tay úp sấp, khủy tay khép sát người. Từ từ hít vào, đẩy người lên phía trên, lấy hai bàn tay làm trụ. Tay thẳng, ưỡn ngực tối đa về phía trước, chân của người bệnh thoát vị đĩa đệm duỗi thẳng hết mức, cột sống cong. Giữ nguyên tư thế 5s, lặp lại động tác 5 lần.

Đi bộ:

Phương pháp hoạt động nhịp chậm như đi bộ có thể đem đến cho bạn nhiều lợi ích như:

  • Tăng cường các cơ bắp: Đi bộ hỗ trợ cho cột sống, giữ cho bạn ở vị trí thẳng đứng;
  • Cải thiện các cấu trúc cột sống: Đi bộ có thể giúp các chất dinh dưỡng đến các mô ở cột sống, thúc đẩy quá trình lành bệnh.
  • Tăng độ đàn nhồi: Dạng tập luyện này có thể giúp tăng giới hạn chuyển động.
  • Giảm cân: Đi bộ có thể giúp bạn giữ cho trọng lượng trong một giới hạn lý tưởng. Bởi vì trọng lượng dư thừa có thể gây nhiều áp lực lên cột sống, đĩa đệm, làm xấu đi tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Đi bộ trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Đi bộ trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Phòng bệnh thoát vị đĩa đệm

Có hai nguyên nhân chính gây nên thoát vị đĩa đệm đó là thoái hoá cột sống và chấn thương. Các chấn thương thường gặp như vận động mạnh, đột ngột, mang vác nặng, ngã, trượt chân…có thể trực tiếp gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống. Sau đây, Ghế Y Tế cung cấp cho bạn các tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách nhất nhằm phòng chống tốt nhất căn bệnh thoát vị đĩa đệm:

1) Tư thế khi đứng:

Khi đứng cần phải đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân không ưỡn bụng và thắt lưng, cần giữ độ cong bình thường của cột sống. Không nên đứng ở những tư thế cố làm cho thân mình dài ra đặc biệt là dùng giày hoặc guốc cao gót.

Tư thế đứng đúng cách
Tư thế đứng đúng cách

2) Tư thế khi nằm:

Tư thế nằm úp sấp: đốt sống cổ và đĩa đệm vùng cổ được thư giãn, giảm áp lực lên các đốt sống cổ, làm tăng không gian giữa hai đốt sống, giảm áp lực lên đĩa đệm. Tuy nhiên, tư thế này gây khó khăn trong hô hấp vì vậy mà chỉ nên nằm tư thế này trong khoảng thời gian ngắn.

Tư thế nằm ngửa, kê gối dưới hai đầu gối: tư thế này giúp giữ đúng đường cong cột sống, ngoài ra còn có tác dụng điều chỉnh đường cong cột sống khi bị phình, lồi. Ngoài ra, trọng lượng cơ thể được phân bố đều khắp cơ thể, ít tập trung vào cột sống lưng.

Tư thế nằm sấp đúng cách
Tư thế nằm sấp đúng cách
Tư thế nằm ngửa đúng cách
Tư thế nằm ngửa đúng cách

3) Tư thế khi ngồi:

Khi ngồi nên ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc, lưng thẳng, tựa đều vào thành ghế phía sau, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân. Có thể kê một gối mỏng vùng thắt lưng để giữ đường cong bình thường của đoạn này.

Tư thế ngồi đúng cách
Tư thế ngồi đúng cách

Lưu ý

Tư thế khi ngồi và nằm cực kì quan trọng trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm: ngồi quá lâu; ngồi, nằm trên vật liệu quá cứng hoặc quá mềm cũng dễ dàng làm tổn thương cột sống, đặc biệt là với người cao tuổi. Hiện nay có rất nhiều các loại giường, ghế thư giãn có chất lượng tốt, được thế kế chuyên dụng để giảm thiểu tối đa áp lực của cơ thể lên cột sống, phù hợp để nằm và ngồi lâu để người sử dụng cảm thấy thoải mái nhất. Bạn có thể tham khảo một số mẫu ghế thư giãn bên dưới đây:

Chế độ dinh dưỡng cho người bị thoát vị đĩa đệm:

Các thực phẩm bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tránh

  • Thực phẩm giàu chất đạm, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt lợn… Trong quá trình tiêu hóa lượng thịt đỏ được hấp thụ, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều acid và cần canxi để trung hòa. Nếu bạn không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, cơ thể sẽ tự động rút canxi từ hệ xương khớp, gia tăng nguy cơ bị viêm khớp, loãng xương…
  • Thực phầm chứa purin và fructose như thịt gia cầm, cá trích, thịt gia súc, cà muối, dưa muối, nội tạng động vật (như tim, gan, phổi, ruột…). Purin và Fructose khi nạp vào cơ thể sẽ kích thích phản ứng viêm ở khớp, làm cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
  • Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như gà rán, xúc xích, thịt nướng… Các chất béo bão hòa có trong các loại thực phẩm này sẽ thúc đẩy phản ứng viêm ở khớp xương, gây ra tình trạng sưng đau, ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị.
  • Thức uống chứa cồn hoặc chất kích thích như bia, rượu và cà phê có thể khiến bệnh tình diễn tiến trầm trọng hơn.

 

Chế độ ăn uống hợp lý dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

  • Các thực phẩm giàu axit béo Omega-3 như cá thu, cá ngừ, cá hồi, tôm, cua… Omega-3 có tác dụng ngăn cản các phản ứng viêm gây hại cho khớp, giảm triệu chứng đau mỏi.
  • Nước hầm xương ống, sụn bò và bê có chứa nhiều glucosamin, chondroitin và canxi giúp sụn khớp chắc khỏe, cải thiện tình trạng sưng viêm.
  • Các loại rau xanh có màu xanh đậm như cải mầm, rau bina, cải xanh, cải xoăn, bắp cải và bông cải là những thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi các chấn thương khớp xương. Trong các loại rau màu xanh đậm có chứa nhiều vitamin (vitamin A, C và K) và khoáng chất (sắt và canxi) cần thiết để tăng cường sức khỏe hệ xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương.